Now Reading
Bàn về trí tuệ của thực vật

Bàn về trí tuệ của thực vật

Chúng ta bàn về mối quan hệ phức tạp giữa thực vật với đất trồng và ánh mặt trời. Dường như, hàng triệu năm cùng tồn tại trên một hành tinh đã mang tới kết quả là thực vật, con người và động vật phát triển mối quan hệ cộng sinh mạnh mẽ.

Thực vật không cảm thấy phiền hà khi con người và động vật ăn trái của chúng vì việc này mang lại lợi ích cho thực vật bởi nhờ thế mà những hạt giống của chúng được phát tán đi, tạo nên nhiều thế hệ tương lai. Thực tế, thực vật “thích” ai đó ăn trái của chúng nhưng chỉ khi trái đã chín. Như tôi đã nói trước đó, mục tiêu của mọi sinh thực vật là duy trì giống loài của mình và cung cấp điều kiện sống thích hợp cho thế hệ tiếp theo. Đó là lý do vì sao gần như các loại trái cây trên thế giới đều có hình dạng tròn, để chúng có thể lăn đi và bắt đầu một cuộc sống mới. Với lý do gần tương tự, thực vật học được cách làm cho trái cây của chúng có nhiều màu sắc, ngon lành và giàu dưỡng chất để đảm bảo rằng đối tượng tiêu thụ không chỉ ăn một trái mà còn tiếp tục quay lai để ăn nhiều nữa. Kế hoạch này hết sức hiệu quả, và toàn bộ các loại trái cây đều được ăn. Bạn có bao giờ để ý là các loài chim “dọn sạch” cây anh đào hoặc làm sao mà những chú sóc lại tiếp tục hoạt động trên một cây sồi cho tới khi không còn quả đấu nào sót lại? Chuyện gì sẽ diễn ra tiếp theo? Đối tượng tiêu thụ sẽ tiêu hóa số trái mình đã ăn, thải hạt ra ở đâu đó xa cây mẹ, và các hạt giống được bao phủ bởi các loại phân bón hữu cơ tốt. Các hạt giống này sẽ có một khởi đầu hòa hảo. Hạt được bảo vệ cẩn thận bằng việc được bao bọc bởi một lớp vỏ cứng và các chất ức chế.

Lưu ý rằng các loại thực vật giữ trái của nó cực kỳ xấu xí, nhợt nhạt và không có thành phần hấp dẫn nào cho tới khi hạt giống chín để không bị đối tượng nào tàn phá trước khi hạt trưởng thành.

Ví dụ dưới đây lý giải sự tiếp diễn của các loài có ý nghĩa như thế nào với thực vật. Trong một nghiên cứu gần đây ở Nga, các nhà sinh vật học đã khám phá ra rằng:

Khi một cây dự đoán được trước cái chết của nó, cây này sẽ tập hợp toàn bộ năng lượng của mình lại và đặt mức năng lượng này vào việc sản sinh ra các hạt giống lần cuối cùng. Ví dụ, một cây sồi bị đổ gãy do bão hoặc cây tuyết tùng với những miếng vỏ cây bị tách rời khỏi thân đều dùng những nỗ lực cuối cùng trước khi chết để sinh ra nhiều quả đấu hoặc quả kiên đến mức kỷ lục.

Đối ngược với ví dụ này, khi một cây bị biến đổi do di truyền, nó không chủ động sản sinh ra hạt giống. Cây này sẽ tự khiến mình cằn cỗi đi để ngăn những biến đổi xấu trong tương lai. Những cây dưa hấu không hạt thường không mùi và khá nhạt nhẽo vì một cái cây bị xáo trộn sẽ không có động lực để làm cho trái của mình ngọt, giàu dưỡng chất hay hấp dẫn dù bằng cách nào. Tôi chắc chắn rằng không bổ béo gì khi ăn những loại cây không hạt vì toàn hóa chất, năng lượng điện từ và ai còn biết được gì nữa đã được biến đổi.

Thực vật không muốn chúng ta ăn thân và rễ của chúng. Đó là lý do vì sao mà rễ cây thường ẩn mình dưới đất. Rễ cây là để cho các loài vi sinh vật trong đất trồng. Thân cây được bao phủ một lớp vỏ đắng và cứng một cách có chủ ý. Với rau ăn lá, thực vật chứng minh được khả năng hoàn hảo của nó trong việc phát triển sự cộng sinh với các sinh vật sống khác. Thực vật “cho phép” loài người và động vật ăn toàn bộ phần trái của chúng, nhưng chỉ một phần lá mà thôi, vì thực vật cần lá cho mục đích sử dụng riêng là sản xuất ra chất diệp lục. Đồng thời thực vật phụ thuộc vào những sinh vật có khả năng di chuyển nhiều vì những lý do, như là sự thụ phấn, làm cho đất trồng phì nhiêu, và chờ đợi để hỗ trợ ăn quả chín. Tuy nhiên nếu một con hươu ăn toàn bộ số lá cây xanh của bụi tử đinh hương thì cây này sẽ chết chắc. Để ngăn chặn điều này, tự nhiên đã đặt một lượng rất nhỏ chất ankaloid (chất độc) trong mỗi một chiếc lá trên trái đất. Điều này buộc động vật phải xoay vòng thực đơn của chúng, và là lý do tại sao mọi loài động vật hoang dã đều có đặc tính gặm nhấm. Chúng ăn một lượng nhỏ của loại lá cây nào đó, sau đó di chuyển tới nhiều cây khác trong suốt một ngày. Lượng ankaloid trong một cây là rất nhỏ và lành mạnh, nó giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nguyên tắc này trở thành cơ sở khoa học cho phép vi lượng đồng căn. Tuy nhiên cần phải cẩn thận để không tích trữ một lượng quá lớn ankaloid do liên tục ăn cùng một loại thực vật trong thời gian dài. Vì lý do này, con người chúng ta cần phải xoay vòng rau ăn lá càng nhiều càng tốt thay vì chỉ liên tục ăn một loại.

Từ kinh nghiệm của mình, nếu tôi tiêu thụ ít nhất bảy loại rau khác nhau trong một tuần thì tôi sẽ không gặp bất cứ vấn đề gì. Tôi thường đều đặn xoay vòng các loại rau ăn lá dưới đây: cải xoăn, cải cồng vồng, rau chân vịt, mùi tây, lá bồ công anh, rau diếp lá dài, rau mùi, và nhiều loại xà lách khác nhau. Vào mùa hè, tôi tăng sự đa dạng lên đáng kể.

Dưới đây là các loại rau ăn lá mà gia đình tôi đã và vẫn đang xoay vòng trong chế độ ăn của mình suốt những năm qua.

Các loại rau dại ăn được thường chứa nhiều vitamin và khoáng chất hơn các loài thực vật được bày bán, bởi nó không bị sự chăm chút của người nông dân làm hư hại. Để sống sót trước những đợt nhổ cỏ và phun thuốc liên miên, chúng phải sinh tồn một cách mạnh mẽ.

Trích: Dinh dưỡng xanh – Victoria Boutenko
Nguồn: Thái Hà Books

View Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published.

SINCE 2011 © LINHCHIKHANGNAM.COM - ALL RIGHTS RESERVED | ABOUT | SHOP | CONTACT