Now Reading
Hiểu cơ bản thêm về thượng dược Linh Chi

Hiểu cơ bản thêm về thượng dược Linh Chi

I. LINH CHI LÀ GÌ? 

Linh chi tên khoa học là Ganoderma lusidum, thuộc họ nấm lim – Ganodermataceae. Thường sinh trưởng ở vùng rừng núi ẩm thấp. Bình thường hiếm khi nhìn thấy Linh Chi, nó chỉ mọc tự nhiên trên gỗ mục của cây Mai, cây Bao, cây Lạc, đồng thời trên 100 ngàn cây cổ thụ mới mọc được hơn 2 – 3 cây Linh Chi (*Số liệu không rõ, có thể chỉ ước đoán vì thời xa xưa trái đất đa số là rừng rậm – LCKN), cho nên được xếp vào loại cây thuốc quí hiếm. Bào tử (spore) của loài thực vật này có vỏ rất cứng, không dễ nảy mầm. Nghe nói rằng, khi người xưa có ai phát hiện được Linh Chi hoang dã, phải giữ bí mật ngay cả với cha mẹ người thân, quay về làng xóm ăn mừng lớn.

Lịch sử làm thuốc của cây Linh Chi hết sức lâu đời, trong quyển dược điển cổ xưa nhất của Trung Quốc* “Thần Nông Bản Thảo Kinh” ra đời từ thế kỷ 1 – 2 trước Công Nguyên đã có ghi nhận, Linh Chi được đánh giá là cây thuốc thượng hạng nhất. Cho nên, từ xưa tới nay con người luôn nỗ lực nghiên cứu, mong tìm ra cách nuôi trồng nhân tạo với số lượng lớn.

(*Nội dung bài viết này bao gồm những thông tin nghiên cứu cơ bản từ nhiều năm trước xuất phát từ Nhật Bản và Trung Quốc. Vấn đề nguồn gốc về cuốn “Thần Nông Bản Thảo Kinh” hiện tại cần xem lại, liệu có thực sự là của Trung Quốc hay không? – Linh Chi Khang Nam)

Mãi tới năm 1972, phương pháp nuôi trồng Linh Chi nhân tạo đã chính thức ra đời. Từ đó trở đi, cây thuốc Linh Chi vốn chỉ có bậc vương công quý tộc mới được sử dụng, nay đã có thể nhân rộng phục vụ rộng rãi cho người dân.

Hiện nay, có nhiều nước trên thế giới, đều biết sử dụng các phương pháp hiện đại để nghiên cứu Linh Chi, và đã mang lại nhiều tiến bộ cho ngành y dược học nói chung.

II. LINH CHI LÀ CÂY THUỐC THƯỢNG HẠNG TRONG PHƯƠNG THUỐC ÐÔNG Y

Dược điển cổ xưa nhất của Trung Quốc “Thần Nông Bảo Thảo Kinh” đã chia cây thuốc làm 3 loại: thượng hạng, trung bình và thấp đã cho thấy cách nhận xét cơ bản về cây thuốc của y học Trung Quốc. “Cây thuốc thượng hạng” có nghĩa là “Cây thuốc dùng để nuôi dưỡng bảo trì sinh mạng của các bậc vua chúa, tương đương như loài tiên dược, không chất độc, có thể sử dụng lâu dài không gây độc hại. Là loại thuốc dành cho những ai muốn trẻ mãi sống lâu, sức khoẻ dồi dào, tinh thần khoẻ khoắn”. Chứ không như thời nay, chỉ có những loại thuốc điều trị bệnh tật mới được xem là thuốc thượng hạng.

Loại thuốc thượng hạng đồng nghĩa với loại thuốc không gây tác dụng phụ, giúp tăng sức lực, kéo dài tuổi thọ, dùng lâu dài để bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Mà Linh Chi chính là “vua” của nhiều loại thuốc thượng hạng khác, kế đó mới là cây thuốc Nhân Sâm.

“Loại thuốc trung bình” là loại thuốc thuộc nhóm “Thần, Ðịa”, chủ yếu dùng cho dưỡng sinh, giúp phòng chống bệnh tật, bổ sung sức lực, song chúng ta phải làm rõ cây thuốc đó có độc tính hay không, sử dụng đúng đắn, mới gọi là cây thuốc vừa dưỡng sinh vừa trị bệnh. Loại thuốc này bao gồm: Cát Căn, Ma Hoàng, Thược Dược, Nguyên Phác, Lộc Nhung, Tê Giác, Thạch Cao…

Còn “Thuốc giá trị thấp” là “tương đương với tác dụng tả sử (hỗ trợ), địa” mục đích trị bệnh là chính, thường mang độc tính, nên tránh sử dụng lâu ngày liên tục. Xưa nay, người ta gọi loại thuốc có tác dụng trị bệnh song chứa độc tính là thuốc giá trị thấp, bao gồm Phụ Tử, Bán Hạ, Ðại Hoàng, Bồ Kết, Hạnh Nhân….

III. LINH CHI CÓ THỂ NUÔI TRỒNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHÂN TẠO

Như phần trên đã trình bày, Linh Chi và Nhân Sâm xưa nay đều được con người đánh giá là cây thuốc thượng hạng, do khó khai thác và tìm kiếm, nên thuộc loại thảo dược quý. Nhưng từ khi được nuôi trồng nhân tạo, dùng nhiều trong khâu nghiên cứu và điều trị đã đem lại nhiều niềm hạnh phúc cho mọi người. 

Thông thường cách nuôi trồng nhân tạo là cấy sợi nấm Linh Chi lên gỗ mục của cây Bao hoặc cây Lạc, đặt trong phòng kính cho đến khi trưởng thành. Cách trồng này phổ biến nhất. Gần đây, người ta lấy mạt gỗ cây Mai làm nền để nuôi cấy sợi nấm trong bình thí nghiệm, nhưng làm thế nào để giữ cân bằng cho sự phát triển giữa phần đài và cuống Linh Chi, còn đòi hỏi phải tiếp tục quá trình nghiên cứu.*

(*Phương pháp trồng nấm Linh chi hiện tại phổ biến rộng rãi hơn ở các nước Đông Nam Á là trồng trên cơ chất mùn cưa gỗ cây cao su vì gỗ cao su lành tính. – Linh Chi Khang Nam)

Linh Chi gồm có Xích Chi, tức Linh Chi màu đỏ, Hắc Chi tức Linh Chi màu đen. Thanh Chi tức Linh Chi màu xanh. Bạch Chi tức Linh Chi màu trắng, Hoàng Chi hoặc Kim Chi tức Linh Chi màu vàng và Tử Chi tức Linh Chi màu tím. Trong đó Xích Chi (Linh Chi đỏ) là loại Linh Chi tốt nhất. “Thần Nông Bản Thảo Kinh” và “Bản Thảo Cương Mục” đều có ghi chú rõ ràng. Ngày nay, Linh Chi nuôi trồng đa số là loại Xích Chi màu đỏ hoặc màu trà.

IV. DÙNG LINH CHI ĐỂ PHÒNG NGỪA TRƯỚC KHI CĂN BỆNH BỘC PHÁT

Y học phương Đông có từ: “Vị bệnh”, có nghĩa là căn bệnh tiềm ẩn chưa bộc phát. Còn câu “Thượng công (y) khả trị vị bệnh” có nghĩa là phát hiện có căn bệnh tiềm ẩn nhưng chưa bộc phát, nếu biết ngăn ngừa từ đầu, sẽ có tác dụng giúp ngăn chặn được nguồn bệnh bộc phát. Cho nên, “Vị bệnh” (tức chưa bệnh) không có nghĩa là khỏe mạnh, mà là một từ dùng để chỉ những người mang mầm bệnh trong mình nhưng chưa phát sinh. Nếu không điều trị kịp thời, sẽ có nguy cơ bộc phát từng giờ từng phút.

Thói quen ăn uống của con người ngày nay, thường thiên về thịt mỡ, cộng thêm sự tràn ngập của những loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến, đông lạnh, sự lạm dụng hóa chất phụ gia như: Lipid peroxid, metaprotien, endotoxin… Ðây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến đa số người lâm vào trạng thái “nửa bệnh”, một khi mắc phải các bệnh mạn tính muốn phục hồi sức khoẻ thật không dễ dàng.

Vì vậy muốn có môi trường sống lành mạnh, điều cần thiết trước tiên là ngăn ngừa điều trị ban đầu, ngay từ khi còn giai đoạn “vị bệnh”.

Linh Chi là loài thuốc thượng hạng, có hiệu quả hết sức đa dạng, đồng thời giúp phòng chống, khắc phục những căn bệnh mãn tính. Ðặc biệt nếu được dùng trong giai đoạn “vị bệnh”, hiệu quả rất lớn.

Nếu như bạn cảm thấy cơ thể có triệu chứng mầm bệnh, hãy nhanh chóng dùng Linh Chi đề phòng bệnh ngay.

V. CÔNG DỤNG ÐIỀU TRỊ CỦA LINH CHI

Xưa nay, đất nước Trung Hoa vẫn xem Linh Chi là thuốc “dùng lâu dài có thể giúp cơ thể linh hoạt, nhanh nhạy, trẻ mãi, sống lâu, thành tiên”, tan máu tụ, tăng tuần hoàn máu, kéo dài tuổi thọ, giúp đầu óc tỉnh táo, sức lực dồi dào, là cây thuốc thượng hạng nhiều công dụng. 

Những năm gần đây, người đời luôn cố gắng thử nghiệm hiệu quả trị bệnh của Linh Chi được nêu trong “Bản Thảo Cương Mục” bằng phương pháp khoa học phân tích nghiên cứu lâm sàng về thành phần hóa học và tác dụng dược lý. Tuy đã công bố nhiều hiệu quả, song việc nghiên cứu vẫn còn tiếp diễn.

Nhiều đoàn thể cùng phối hợp nghiên cứu, đã cho thấy giá trị và hiệu quả trị liệu của Linh Chi thật đáng quý, sâu rộng.

Hiệu quả lâm sàng của Linh Chi qua các kết quả nghiên cứu được công bố như sau: 

  1. Giúp cải thiện bệnh tăng lipid máu, bệnh động mạch vành. 
  2. Ðiều trị bệnh huyết áp cao hoặc huyết áp thấp. 
  3. Ðiều trị chứng suy nhược thần kinh, trầm uất. 
  4. Viêm phế quản mãn tính, viêm gan. 
  5. Làm giảm các bệnh liên quan tới hệ thống tạo máu như thiếu bạch cầu. 
  6. Ðề phòng và giúp làm giảm bệnh ung thư. 
  7. Các bệnh khác. 

Ðồng thời, Linh Chi đối với các bệnh đều có tỷ lệ điều trị nhất định. 

Ví dụ: bệnh viêm phế quản mãn tính là bệnh dị ứng được đánh giá khó điều trị nhất hiện nay, song hiệu quả của Linh Chi đối với bệnh này qua thử nghiệm lâm sàng cũng đạt tỷ lệ 97,7% thấp nhất cũng là 60%.

Tỷ lệ điều trị viêm phế quản cũng đạt tới 80% (trong đó hơn phân nửa hoàn toàn khỏi bệnh), đem so sánh kết quả trên với việc điều trị bằng thuốc vừa qua, khiến mọi người hết sức kinh ngạc.

Ngoài ra, theo kết quả thí nghiệm cho thấy, Linh Chi có công hiệu như thuốc chống dị ứng tốt.

Xin giới thiệu từng công dụng cụ thể của Linh Chi:

(1) Linh Chi có tác dụng phòng chống các bệnh về hệ thống mạch máu. 

Ba bệnh gây tử vong hiện nay gồm có: ung thư, tai biến mạch máu não và tim mạch.

Hiện tượng các chứng bệnh như: tắc mạch máu não, đứt mạch máu não, nhồi máu cơ tim, hẹp tim, xơ cứng động mạch, cao huyết áp, lipid máu cao, béo phì,… đang có chiều hướng gia tăng. Tất cả đều thuộc phạm vi tai biến về tim mạch, thuộc hai trong ba căn bệnh gây tử vong nêu trên. Theo thống kê, cứ ba người là có một người chết vì căn bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh liên quan mật thiết với thói quen ăn uống theo lối nhiều thịt kiểu Âu Mỹ, hấp thụ quá nhiều thịt mỡ, chất béo động vật, chất đường, muối, thiếu chất xơ thực vật, quen dùng thức ăn nhanh, chế biến, đông lạnh… Sự mất cân bằng về chất dinh dưỡng khiến cơ thể tích tụ quá nhiều chất lipid peroxid, metaprotein có hại với tim mạch, chất độc tàng trữ trong cơ thể lâu ngày, dẫn tới sự bất thường về trao đổi chất.

Linh Chi có tác dụng giúp bình thường hoá các triệu chứng bất thường trên, phòng chống tốt các chứng bệnh liên quan đến hệ tim mạch.

(A) Linh Chi giúp điều trị bệnh tăng lipid máu, làm tan huyết khối. 

Ăn quá nhiều thịt và chất béo, hoặc do hấp thu quá mức các chất béo và Protein như: Cholesterol. Lipid peroxide, chất béo trung tính… một khi các chất này tan nhiều trong máu, sẽ gây bệnh tăng lipid máu. Lượng cholesterol trong máu của người trung bình là 130 – 230 mg/dl, lúc này sẽ tăng lên mức 300mg/dl; chất béo trung tính từ 50 – 70 mg/dl, tăng lên mức 200 mg/dl; còn β – lipoprotein từ 230 – 500 mg/dl sẽ tăng lên mức 1000 mg/dl; tình trạng này rất dễ dẫn tới xơ cứng động mạch, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, bệnh tim, béo phì, bệnh gan… 

Bệnh tăng lipid máu cao còn có khả năng hình thành máu tụ, huyết khối, triệu chứng mỏi vai, mất ngủ, bồn chồn, chóng mặt, mệt mỏi, tay chân lạnh… gọi chung là bệnh trầm uất. 

Trong y học phương Ðông, tình trạng dòng máu thiếu trôi chảy, ngừng trệ được gọi là “ứ máu”. 

Tác dụng của máu là chuyển tải chất dinh dưỡng và oxy đi khắp cơ thể. Sự cung cấp dinh dưỡng tới các mô (organize ending) dựa vào sự chuyển tải của mao mạch, kích thước mao mạch rất bé, chỉ bằng 1% của sợi tóc. Với nồng độ bình thường, máu có thể lưu chuyển dễ dàng, ngược lại, khi lipid máu tăng cao, nghĩa là nồng độ máu tăng cao, dòng chảy sẽ thiếu thông suốt, các mô sẽ bị thiếu oxy và dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu tới khả năng đề kháng và miễn dịch của cơ thể nói chung.

Hơn nữa máu còn có tác dụng vận chuyển các chất thải bài tiết qua mô, thông qua tĩnh mạch trở về thận, biến thành nước tiểu thải ra ngoài cơ thể nhờ quá trình trao đổi chất. Một khi cơ thể bị ứ máu, quá trình thu thập chuyển tải của máu sẽ không diễn ra hoàn toàn, một phần chất thải bị tụ lại trong cơ thể, nhất là chất histamin lắng đọng trong cơ thể, sẽ khiến cho da bị nám.

Những nơi có nhiều mao mạch như: da mặt, mi mắt, lợi, tủy xương, do lượng máu tích tụ, ảnh hưởng tới sự mịn màng của da, gây khó khăn trong việc trang điểm, xuất hiện nhiều vết nhăn và nám, làm hạn chế hiệu quả thẩm mỹ.

Viêm nha chu cũng vậy, ta thấy lợi của một số người bị thâm đen, đó là hiện tượng thiếu máu, dẫn tới rối loạn dinh dưỡng, làm giảm sức đề kháng và tính miễn dịch, chỉ một vết thương nhỏ trên lợi cũng gây sinh mủ.

Khi lipid máu tăng cao, chất máu thiếu độ trong, có tỷ trọng cao, điều đó khiến tim phải chịu sức ép cao hơn trong quá trình chuyển tải máu, vừa tăng gánh nặng cho tim, vừa làm tăng huyết áp. Lúc này huyết áp tối đa và tối thiểu đều tăng cao.

Ngoài ra, bệnh trĩ cũng là một bệnh do ứ máu tĩnh mạch xung quanh hậu môn gây nên, nếu làm tan máu bầm, tăng tuần hoàn máu toàn thân sẽ khỏi bệnh.

Tóm lại, muốn điều trị các chứng bệnh trên, đều cần phải khắc phục tình trạng mỡ máu cao. Làm giảm nồng độ máu, tăng tuần hoàn máu, cần dùng tới thuốc chống đông máu.

Chính Linh Chi có khả năng đặc biệt này. Theo nghiên cứu thử nghiệm dược lý, chia số chuột dễ mắc bệnh tăng lipid máu ra làm 3 nhóm, nhóm 1 bón cho ăn thức ăn bình thường trong vòng 4 ngày, nhóm 2 ăn toàn thức ăn giàu chất béo, nhóm 3 ăn kèm chất béo và Linh Chi, sau đó so sánh lượng lipid trong máu của chúng. Qua kết quả trên bảng 1 cho thấy nồng độ cholesterol, β – lipoprotein và chất béo trung tính của số chuột nhóm 2 đều tăng cao, dẫn tới bệnh tăng lipid máu. Chỉ có nhóm 3 vừa cho ăn béo kèm với Linh Chi, nồng độ cholesterol, và chất béo trung tính vẫn giữ ở mức bình thường, β – lipoprotein cũng giảm xuống gần giá trị bình thường. Qua đó có thể xác định, Linh Chi có tác dụng hạn chế và thải trừ sự tăng nồng độ cholesterol chất béo trung tính và β – lipoprotein trong máu.

Lúc này cần kiểm tra chức năng gan, so sánh giữa nhóm chuột ăn toàn thức ăn béo với nhóm có thêm Linh Chi trong khẩu phần, cho thấy chỉ số mỡ gan. GOT và GPT của nhóm chuột sau đều có phần giảm đi. Qua đó có thể khẳng định tác dụng của Linh Chi giúp hoạt hóa tuần hoàn gan, ngăn không cho đường ruột hấp thụ quá nhiều chất béo, giúp bình thường hóa các hoạt động trong cơ thể.

Ngược lại, số chuột được nuôi bởi thức ăn béo, chỉ sau 2 tháng đã mắc phải chứng bệnh gan nhiễm mỡ, nếu tiêm thêm chất độc vi khuẩn có hại trong ruột già, nhanh chóng dẫn tới tắt nghẽn tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch, đứt mạch máu, chảy máu gan, cuối cùng dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, nếu trước đó một tuần, bón cho chuột chất chiết xuất từ Linh Chi, khi tiến hành tiêm chất độc, căn bệnh nghẽn tĩnh mạch được ức chế, không gây xuất huyết và tử vong. Ðó là vì Linh Chi có tác dụng ức chế sự hình thành huyết khối, giảm lượng mỡ máu khác thường, giúp tan máu tụ. Qua đó khẳng định Linh Chi có hiệu quả điều trị gan nhiễm mỡ. Một nhà nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm trên lâm sàng đã chọn ra 10 đối tượng bị bệnh cao huyết áp để tiến hành cuộc thử nghiệm, cho họ dùng chất chiết xuất từ Linh Chi liên tục hai tuần (tương đương với 1,75 g Linh Chi / ngày) quan sát sự lên xuống của huyết áp và sự thay đổi lượng lipid trong máu. Số liệu ở bảng 2 cho thấy chất mỡ như cholesterol, chất béo trung tính và β –lipoprotein đều hạ thấp tới mức bình thường. Những triệu chứng khó chịu như: máu tụ, mệt mỏi, đau vai, nhức đầu… đều giảm rõ rệt.

Nếu sử dụng Linh Chi liên tục hơn 2 tháng, vết nám trên da biến mất dần, làn da trở lại láng mịn. Qua kiểm chứng lâm sàng, hiện tượng nha chu và trĩ cũng giảm rõ rệt. 

Qua kiểm nghiệm trên đã giải thích rõ thêm về công dụng cải thiện độ mỡ trong máu và tan huyết khối của Linh Chi. 

(2) Linh Chi phòng chống bệnh cao huyết áp, điều trị bệnh huyết áp thấp. 

Bệnh huyết áp thấp hoặc bệnh huyết áp cao hình thành tùy thuộc cơ thể mỗi con người. Theo tiêu chuẩn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO: huyết áp tối đa trên 139 mmHg, huyết áp tối thiểu trên 89mmHg là người mắc bệnh cao huyết áp; chỉ số huyết áp tối đa dưới 100mmHg, là người huyết áp thấp. 

Khái niệm về huyết áp cao nhất (huyết áp tối đa) nghĩa là sức bóp của tim khi đưa máu trở ra, cũng là sức cản lớn nhất mà mạch máu phải chịu đựng lúc đó; còn huyết áp thấp nhất (huyết áp tối thiểu) là khi tim giãn ra để nghỉ, cũng là sức cản nhỏ nhất mà mạch máu phải chịu đựng lúc đó. Cho nên khi huyết áp thấp nhất vọt lên cao, cũng đồng nghĩa với tính co giãn của mạch máu bị kém dần, nồng độ máu cao, mạch máu thường xuyên phải chịu sức cản mạnh.

Linh Chi chẳng những có khả năng làm hạ huyết áp tối đa, một đặc trưng lớn hơn là làm giảm huyết áp tối thiểu, đấy là một chức năng diệu kì kể cả thuốc hạ huyết áp cũng không thể có được. Ðiều đó giúp máu và mạch máu trở lại bình thường. Mặt khác, Linh Chi cũng có khả năng điều chỉnh chỉ số quá thấp của huyết áp, giúp trở lại mức bình thường. Ðó là một chức năng tổng hợp, đáp ứng cả hai yêu cầu về giảm huyết áp và nâng huyết áp thấp trở lại mức bình thường. Qua kiểm nghiệm dược lý cho thấy kết quả như sau: 

Chúng ta chọn đối tượng chuột mắc bệnh cao huyết áp di truyền có thể dẫn tới xuất huyết não để tiến hành thử nghiệm, chia chúng làm 2 nhóm, mỗi nhóm 6 con sau đó bón riêng một nhóm với chất chiết xuất khô từ Linh Chi qua xử lý nước nóng, với liều lượng 100mg/Kg trong vòng hai tuần. Nhóm còn lại để nguyên, cho đo huyết áp trong khoảng thời gian theo dõi, kết quả như số liệu trong bảng 3 cho thấy tác dụng hạ huyết áp của Linh Chi hết sức hiệu quả chỉ sau 5 giờ sử dụng lần đầu, sau 2 tuần giúp huyết áp giảm được 20%. Chính tác dụng kỳ diệu này của Linh Chi giúp giải quyết nguồn bệnh tận gốc. Ðó là kết quả ngoài ý muốn đồng thời khá hiệu nghiệm so với sử dụng thuốc hạ huyết áp nói chung.

Kế tiếp, cuộc nghiên cứu đã trực tiếp thử nghiệm trên 10 người bệnh thuộc dạng cao huyết áp nguyên phát. Trước hết cho ngừng thuốc hạ áp đang dùng, hàng ngày chỉ sử dụng 3,5g chất chiết xuất khô từ Linh Chi qua xử lý nước nóng, liên tục 4 tuần, sau đó kiểm lại, kết quả đã hạ huyết áp như kết quả số liệu tại bảng 4. Ðặc biệt gây chú ý lớn về mức giảm rõ rệt của chỉ số huyết áp tối thiểu. Trường hợp người bệnh bị huyết áp thấp do sử dụng quá nhiều thuốc hạ áp cũng trở lại trị số bình thường, chứng tỏ tác dụng giúp ổn định huyết áp của Linh Chi.

Tiếp theo là thí nghiệm trên 10 người bệnh cao huyết áp cho điều trị với liều lượng Linh Chi như nhau. Trong thời gian 20 tuần. Trong đó 3 người chỉ sử dụng Linh Chi, 7 người còn lại có dùng kèm thuốc khác tùy bệnh, kết quả như số liệu bảng 5. Sau thời gian thử nghiệm, huyết áp của mỗi người bệnh đều trở lại bình thường và ổn định. 

Trong số đó có nhiều trường hợp giảm huyết áp tối thiểu hết sức hữu hiệu, một lần nữa chứng minh tác dụng đáng quí của Linh Chi. Tỷ lệ lipid trong máu cũng giảm xuống tới mức bình thường. Triệu chứng mỏi vai, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt cũng giảm đi.

Các thí nghiệm trên đều xác nhận Linh Chi có thể sử dụng lâu dài và an toàn. Là loại thuốc giúp cải thiện bệnh tăng lipid máu, ổn định huyết áp. Ðặc biệt giúp ổn định huyết áp tối thiểu một cách hữu hiệu, giúp huyết áp thấp trở lại chỉ số bình thường, điều này là những loại thuốc giảm áp xưa nay không thể có được.

  • Linh Chi Khang Nam đăng tải & bổ sung
    • Nguồn thông tin: Canited International Industries Corporation
View Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published.

SINCE 2011 © LINHCHIKHANGNAM.COM - ALL RIGHTS RESERVED | ABOUT | SHOP | CONTACT